Press Esc to close

Thông tinWorld
Từ câu chuyện nam sinh lớp 9 bị phạt quỳ gối: Sự bất lực cũng là một lựa chọn của giáo viên

Sau khi hình ảnh cậu học trò quỳ trên nền xi măng lớp học xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắng hè tháng 5 - cao điểm của mùa tuyển sinh, chuyển cấp - xem chừng càng thêm oi ả. Phụ huynh tại ngôi trường xảy ra vụ việc viết đơn kiện, ban giám hiệu lập tức ra quyết định đình chỉ công tác 1 tuần, mạng xã hội rần rần bàn luận, luật sư lên tiếng mổ xẻ về tội danh “Làm nhục người khác” mà cô giáo  Lê Thị Quy -  giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp 9B Trường THCS Tô Hiệu (TP. Hà Nội) -  có thể bị khép vào. Trong thời gian tạm nghỉ công tác để viết tường trình vụ việc, cô giáo Lê Thị Quy chỉ biết nén cơn thở dài: “Tôi bất lực, dù biết là sai”.

Từ câu chuyện nam sinh lớp 9 bị phạt quỳ gối: Sự bất lực cũng là một lựa chọn của giáo viên ảnh 0

Vào năm ngoái, một nữ giáo viên tại Bến Lức cũng đưa ra hình phạt tương tự với các em học sinh nơi mình đứng lớp. Nhiều em sợ, phải nghỉ học. Phụ huynh tới lớp, lớn tiếng bắt cô giáo quỳ lại trong vòng 40 phút. Chưa cần đợi tới hình thức kỷ luật mà ban giám hiệu nhà trường đưa ra, nam phụ huynh nọ đã tự mình giải toả cơn giận dữ ngay lên giáo viên ấy sau khi biết con mình bị bắt quỳ. Vụ việc gây rùm beng dư luận một thời khi tháng 3 còn chưa đi qua một nửa.

Nền giáo dục hiện đại đã có nhiều thay đổi lẫn cải tiến. Nhưng ở bất kì nơi đâu, người ta vẫn sẽ thấy những bài toán tiểu học với đáp án phi logic, những bài văn tả cuộc sống 10 năm, 20 năm sau dưới sự nắn chỉnh của lời phê đỏ chót, hay dễ gặp hơn, là lớp học thiếu vắng những cánh tay giơ, dù là đóng góp ý kiến hay đưa lời phản biện. Văn hoá phương Đông đề cao vai trò của người thầy ngay từ vị trí bục giảng. Vị trí ngăn cách ấy khiến lớp học như hoá ra 2 thế giới, khi mà khiến quan điểm giữa người cầm phấn và người cầm bút như đứng lại, không chạm nhau.

Tụi học trò chỉ biết rằng “thầy cô luôn đúng” là chân lý duy nhất, bên cạnh“Toán, Lý, Hoá là môn học chính, Thể Dục, Đạo Đức chỉ là thứ phụ”. Bởi lẽ, mới có chuyện cô giáo ở TP. HCM không hé miệng giảng bài suốt mấy tháng, hay khủng khiếp hơn là ra lệnh cho học sinh tát bạn cùng lớp. Vậy nên, xã hội mới không ngừng lo lắng về việc những mầm non trẻ đang bị tước đi quyền được tư duy độc lập, hành động sáng tạo, suy nghĩ đổi mới so với định hướng của giáo viên.

Từ câu chuyện nam sinh lớp 9 bị phạt quỳ gối: Sự bất lực cũng là một lựa chọn của giáo viên ảnh 1

Nhưng nhìn lại cơn mưa chỉ trích lẫn phản ứng tiêu cực mà cô Lê Thị Quy nhận về khi phạt quỳ một học sinh ngỗ ngược trong lớp, mới nhớ ra rằng những người làm nghề gõ đầu trẻ cũng vất vả và áp lực biết bao trong hành trình nuôi dưỡng con chữ. Không chỉ riêng cô Lê Thị Quy, mà bất cứ người thầy, người cô nào cũng từng đổ mồ hôi, rơi nước mắt vì trò hư, trò nghịch. Cái trọng trách giữ thật vững vị trí tuyệt đối trên bục giảng cũng nặng như đá tảng, bên cạnh nhiệm vụ trồng người, nuôi thành tích, đạt danh hiệu thi đua (bởi kết quả chỉ được nhìn nhận rõ nhất thông qua thứ hạng và các con số).

Tôi từng đọc được trong một group kín nổi tiếng với vài trăm ngàn thành viên trên mạng xã hội, tâm sự giấu tên của một người giáo viên bất lực vì không quản được học sinh. “Lần đầu tiên sau hơn 20 năm đứng lớp, tôi bật khóc khi nhận thấy ý định bỏ nghề đang nảy sinh và bùng lên mãnh liệt trong suy nghĩ này” - người thầy viết. Gắng sức đến mấy cũng không thể uốn nắn được trò cá biệt, lại gặp phải sự bênh vực, nhiếc móc vô lý của phụ huynh lẫn áp lực thành tích của ban giám hiệu, trong phút chốc, người thầy tự nghi ngờ chính nỗ lực bám nghề bền bỉ bao năm của mình. Nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nhưng khi cố gắng dung hoà những đòi hỏi mâu thuẫn, lại rơi vào cảnh vượt quá sức chịu đựng người giáo viên.

Trong khi các thầy cô ra sức thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp, bảo toàn và giữ gìn chân lý về vị trí lớn lao của mình, thì trong khi ấy, phụ huynh thương con cũng đem tình thương những đứa trẻ của mình tới lấn át nghĩa vụ giáo dục.  Để rồi khi giáo viên đứng trên bục giảng, họ cũng trực tiếp đeo lên mình nỗi sợ bị dư luận săm soi, mổ xẻ nhất cử nhất động. Điều ấy khiến bánh xe giáo dục vốn mang nặng tư tưởng truyền thống, nay hoá thành một biến thể nơi câu chuyện lợi ích thiệt trở thành chủ đạo.

Từ câu chuyện nam sinh lớp 9 bị phạt quỳ gối: Sự bất lực cũng là một lựa chọn của giáo viên ảnh 2

Tranh cãi và những bất lực

Đang có rất nhiều tranh luận nổ ra xoay quanh sự việc giáo viên phạt quỳ học sinh, hay thậm chí cả với những hình phạt từng được đưa ra trước đó. Nhưng sau tất cả những biện minh về ai đúng ai sai, thì quan điểm về việc bạo lực không nên xuất hiện tại bất cứ đâu, đặc biệt là môi trường học đường vẫn sẽ nhận được sự đồng tình. Những bình luận xoay quanh sự kiện “tát, quỳ” như: “Quỳ một cái cũng không nguy hiểm, con hư mới nguy hiểm”, “Nhờ ngày xưa bị thầy phạt quỳ, tôi mới nên người”… rơi rớt từ nền giáo dục hà khắc xưa, phải chăng đang gián tiếp cổ vũ cho bạo lực học đường, cho việc xâm phạm danh dự và nhân phẩm người khác?

Đứng ở vị trí người giáo viên, họ bất lực vô cùng khi kẹt ở tình thế “trên đe dưới búa”, học sinh khó bảo, phụ huynh đe doạ, cấp trên hằm hằm, rồi đành viện tới biện pháp phạt nặng hình thức như một cách “yêu cho roi cho vọt”. Nhưng đứng ở điểm nhìn của cậu học sinh bị phạt quỳ, liệu điều ấy có khiến em hối hận vì sự bướng bỉnh tuổi dậy thì? Hay, cách ứng xử này của cô chỉ khiến phản ứng của em thêm tiêu cực, rồi cứ khi nào nhìn thấy lớp học, thầy cô giáo, nỗi chán ghét và mong muốn phản kháng của em lại tăng dần?

Từ câu chuyện nam sinh lớp 9 bị phạt quỳ gối: Sự bất lực cũng là một lựa chọn của giáo viên ảnh 3

Trong môi trường học đường với nhiều nỗ lực đổi mới đưa học sinh vào vị trí trung tâm, không ai có quyền sỉ nhục ai vì bất cứ lý do gì, kể cả nhân danh giáo dục để thực hiện. Đó là điều chúng ta luôn tin. Với 25 năm kinh nghiệm trong nghề, sự bất lực của cô giáo Lê Thị Quy cũng chỉ là một sự lựa chọn. Xét cho cùng, sau hàng loạt phản ứng qua lại giữa giáo viên và phụ huynh, người bị xáo trộn tâm lý bởi dư luận xã hội, vẫn cứ là những cô cậu học sinh đang tuổi trưởng thành.

Từ câu chuyện nam sinh lớp 9 bị phạt quỳ gối: Sự bất lực cũng là một lựa chọn của giáo viên ảnh 4

Phạt bắt học sinh quỳ có lẽ chỉ đúng với tư tưởng ngày xưa, không nên tồn tại trong ngày nay. Dẫu cho nó có thể hiện sự bất lực và nhẫn nại của người thầy trước các trường hợp ngỗ ngược đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể nuôi dưỡng nó như một biện pháp cần thiết trong giáo dục. Bởi chẳng có phụ huynh nào thích nhìn con mình đang chịu thiệt thòi phía đằng sau cánh cổng trường học, nơi các em đều được hưởng sự đối xử giống nhau. Bởi roi vọt nhẹ, cũng sẽ tới lúc có roi vọt nặng. Và bởi sự hội nhập, giao lưu với thế giới hiện đại không cho phép bức tranh giáo dục với quá nhiều “gượng ép cúi đầu”, “bắt buộc tuân phục” xảy ra nữa.

Từ câu chuyện nam sinh lớp 9 bị phạt quỳ gối: Sự bất lực cũng là một lựa chọn của giáo viên ảnh 5

Theo Saostar.vn

Bản in 
 
Các thông tin khác
First :: Prev :: [1] [2] [3] [4] [5] [...] :: Next :: Last
Chương trình mới
20h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
21h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
19h từ Thứ 2 đến Thứ 7
22:00 từ thứ 2 - thứ 7
Thông tin đọc nhiều
 
Sự kiện nổi bật
Trường Giang, Trấn Thành, Minh Hằng, Kiều Minh Tuấn,Yeye Nhật Hạ,... cùng nhiều nghệ sĩ vinh dự nhận cúp vàng 10 năm Ngôi Sao Xanh
Thứ sáu, 12/01/2024 10:14

Đêm gala vinh danh giải thưởng Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 do Kênh Truyền hình TodayTV phối hợp Tạp chí Thế Giới Điện Ảnh tổ chức đã diễn ra thành công, náo nhiệt vào tối ngày 10/01/2024 với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Film Thanapat, Jam Rachata cùng dàn sao Trấn Thành, Việt Hương, Kiều Minh Tuấn, Trương Thế Vinh,... sải bước lộng lẫy tại thảm đỏ Ngôi Sao Xanh 2023
Thứ sáu, 12/01/2024 09:46

Tối ngày 10/01/2024 rộn ràng diễn ra chương trình Gala Lễ trao giải Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng: NSND Kim Xuân, NSƯT - Đạo diễn Lê Hoàng, Trấn Thành, Việt Hương, Trương Thế Vinh, Kiều Minh Tuấn, Diễm My 9X, Jun Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh,... xuất hiện lung linh trên thảm đỏ, chiếm trọn ống kính truyền thông và sự quan tâm của người hâm mộ khắp cả nước.