Press Esc to close

Thông tinWorld
Tại sao đồ ăn quảng cáo bao giờ trông cũng ngon hơn đồ nhà?

Nhiều người hẳn đã có lúc tự hỏi tại sao mình nắm trong tay đủ bí quyết ẩm thực mà pha cốc cà phê không sánh như trên TV, chiên gà không vàng giòn như trong quảng cáo và nấu mì không bốc khói nghệ thuật như trong sách dậy nấu ăn… Dưới đây chính là lời giải.

Khi xem quảng cáo ẩm thực hoặc nhìn ngắm hình ảnh trình bày trong thực đơn nhà hàng, có thể bạn từng tự hỏi tại sao những hình ảnh này lại hấp dẫn đến vậy, tại sao mình chẳng bao giờ thực hiện được đến độ đẳng cấp như thế dù khả năng nấu nướng cũng chẳng kém gì.

Thực tế đằng sau mỗi bức ảnh ẩm thực luôn có những thủ thuật giấu kín. Những thủ thuật này được thực hiện cốt để bức ảnh đạt được hiệu ứng cao nhất, dù nhiều khi thực hiện thủ thuật xong thì món ăn cũng trở thành… không thể ăn được nữa. Dưới đây là một vài thủ thuật khá “gây sốc” thường được các nhiếp ảnh gia ẩm thực sử dụng.

Đằng sau mỗi bức ảnh ẩm thực chuyên nghiệp là một nhiếp ảnh gia biết nhiều… thủ thuật. Những thủ thuật này có thể đơn giản, từ việc thoa son cho… trái dâu, cho tới đổ xì dầu vào… cà phê. Điều đó không có nghĩa các nhiếp ảnh gia đang lừa dối người xem, chỉ đơn giản đây là những cách cải thiện hiệu ứng hình ảnh hiệu quả nhất và nhanh gọn nhất.

Khi chụp ảnh ẩm thực, thường là theo đơn đặt hàng của các tạp chí, nhà hàng, nhà xuất bản, công ty quảng cáo…, nhiếp ảnh gia không thể dừng buổi chụp hình lại và yêu cầu món ẩm thực bày ra phải đạt tiêu chí này, tiêu chí khác, nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia lúc này chính là khiến món ẩm thực bày ra phải đạt được tất cả các tiêu chí.

Bản thân các nhiếp ảnh gia ẩm thực nhiều kinh nghiệm luôn phải “thủ” bên mình những phụ liệu để có thể ứng biên đa dạng trong các tình huống phát sinh. Không chỉ làm nhiệm vụ của một nhiếp ảnh gia, họ còn là những chuyên gia “trang điểm - làm tóc” đối với món ẩm thực cần phải chụp.

Đĩa mì nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” cần phải… thắp hương.
Đĩa mì nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” cần phải… thắp hương.

Bạn có bao giờ để ý thấy đĩa mì mình được phục vụ, dù ngay lúc mới mang ra cũng chẳng thể nào bốc khói nghi ngút như trong hình quảng cáo. Bản thân đĩa mì đã khó lòng có được lượng khói nghệ thuật như thế, thêm vào nữa để có thể chụp khói một cách tự nhiên lại càng khó, vì vậy, để tạo hiệu ứng khói, các nhiếp ảnh gia ẩm thực thường phải có bột tạo khói chuyên dụng.

Nếu không, họ có thể… thắp hương, châm thuốc để lấy khói nhẹ hoặc dùng máy là hơi nước để có nhiều khói. Một cách hiệu quả nhất nhưng có vẻ “thô thiển” nhất, đó là nhúng tampon vào nước rồi đem quay trong lò vi sóng, sau đó đem giấu chúng dưới đĩa đựng đồ ăn, khói sẽ bốc lên rất tự nhiên và đẹp mắt, đặc biệt cần chú ý muốn chụp ảnh khói đẹp phải có nền tối phía sau.

Bạn có thấy cốc nước của mình, dù thả nhiều đá cỡ nào trông cũng không mát lịm sảng khoái bằng những đồ uống mát lạnh quảng cáo trên truyền hình?
Bạn có thấy cốc nước của mình, dù thả nhiều đá cỡ nào trông cũng không mát lịm sảng khoái bằng những đồ uống mát lạnh quảng cáo trên truyền hình?

Chụp đồ uống luôn cần có màu thực phẩm để làm đậm màu nước, thêm vào đó là đá, bọt, bong bóng… Những chi tiết này khiến đồ uống trông hấp dẫn hơn. Đối với đồ uống mát lạnh, người ta cần bột đá bào phủ lên bề mặt chai, cốc, và những viên đá làm từ… gelatin để không tan loãng trong quá trình chụp ảnh.

Đôi khi người ta còn cầu kỳ dùng những viên đá giả làm từ nhựa để suốt buổi chụp hình, viên đá vẫn long lanh y nguyên. Để tạo cảm nhận về sự mát lạnh của không khí “đóng băng” quanh thành cốc, người ta thường phun một lớp… chất khử mùi để cốc nước có vẻ lạnh băng với những hạt nước lăn chậm và có vẻ đặc sánh thay vì một cốc nước mát lạnh nhưng ướt nhẹp.

Kem quảng cáo dường như lúc nào cũng có vẻ dẻo quánh hơn thực tế?
Kem quảng cáo dường như lúc nào cũng có vẻ dẻo quánh hơn thực tế?

Nếu kem là một người mẫu trên sàn catwalk thì “nàng” chắc chắn là “vedette” bởi chụp kem rất khó và nếu bạn không chụp trong một không gian “đông lạnh” thì “nàng” sẽ tan chảy rất nhanh dưới sức nóng của các loại đèn chiếu rọi vào mình. Để tránh điều này, đĩa kem được chụp hình thường phải sử dụng những nguyên liệu riêng.

Người ta thường phải dùng chất tạo đông, chất tạo độ xốp - giòn cho bánh, đường bột, sirô ngô… Đôi khi người ta còn phải dùng cả… kem cạo râu để có độ ổn định cao.

Dù bạn cố gắng thế nào, món gà của bạn cũng không bao giờ vàng rộm hấp dẫn được như ảnh chụp trong sách dạy nấu ăn.
Dù bạn cố gắng thế nào, món gà của bạn cũng không bao giờ vàng rộm hấp dẫn được như ảnh chụp trong sách dạy nấu ăn.

Tất cả các bà nội trợ đều hiểu rằng để có được món quay thơm giòn đủ độ là rất khó, làm sao để bên ngoài chín tới, không bị quá khô, và bên trong không bị “lòng đào”. Các nhiếp ảnh gia ẩm thực thì không gặp nhiều khó khăn phức tạp tới vậy, món gà của họ có thể sống ở trong, chỉ cần màu sắc bề mặt thật hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là gà đem chụp ảnh không được phép nấu chín.

Phải nấu sống để bề mặt trông vẫn còn độ ẩm, độ căng, độ xốp và nhất là lớp da giòn vàng không bị nứt. Ngoài ra để có được màu da vàng rộm bóng bẩy nhưng không hề “nhầy nhụa” mỡ dầu, người ta thường phải bôi trên khắp mình con gà một lớp nước tạo màu thực phẩm và sau đó là một lớp…. nước rửa bát.

Tại sao cà phê trong quảng cáo lúc nào cũng sánh mịn hơn cà phê pha ở nhà?
Tại sao cà phê trong quảng cáo lúc nào cũng sánh mịn hơn cà phê pha ở nhà?

Chụp cà phê, và đặc biệt là cà phê đen rất khó bởi nó luôn có một độ lấp lánh ánh dầu nhất định khiến màu sắc khó chân thực. Hay như chụp một cốc latte hoặc cappuccino, lớp bọt nhanh chóng bị tan loãng. Muốn màu cà phê thật hơn, như thường lệ, người ta phải sử dụng chất tạo màu, và dùng gelatin để tạo độ sánh mịn.

Ngoài ra, xì dầu pha loãng cũng rất “lợi hại”, nhiều khi cốc cà phê mà bạn thấy trong ảnh quảng cáo thực chất là một cốc… xì dầu. Sau cùng, thêm vài giọt nước xà bông pha loãng quanh vành cốc để tạo chút bọt cũng… không có gì quá đáng. Những váng bọt cà phê trong quảng cáo mà người xem nhìn thấy thường được tạo nên từ… bọt xà bông.

Ngũ cốc quảng cáo tại sao vẫn giữ được “phom dáng” đẹp sau khi đã đem trộn với sữa?
Ngũ cốc quảng cáo tại sao vẫn giữ được “phom dáng” đẹp sau khi đã đem trộn với sữa?

Sữa dùng trong quảng cáo thực phẩm ngũ cốc thường… không phải là sữa. Bởi nếu dùng sữa thật, những hạt ngũ cốc sẽ rất nhanh bung nở rồi bị nát, không còn phom dáng đẹp đẽ, hấp dẫn nữa, vì vậy, người ta thường sử dụng kem dưỡng tóc màu trắng đem pha loãng.

Cũng có khi người ta sử dụng một bát kem shortening, sau đó chỉ đổ một lớp sữa rất mỏng lên bề mặt kem, rồi “cắm” các mẩu ngũ cốc thật đẹp mắt lên. Trông bát ngũ cốc lúc này tưởng như đầy ắp mà các mẩu ngũ cốc cũng giòn lâu hơn.

 

Theo dantri

Bản in 
 
Các thông tin khác
First :: Prev :: [1] [2] [3] [4] [5] [...] :: Next :: Last
Chương trình mới
20h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
21h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
19h từ Thứ 2 đến Thứ 7
22:00 từ thứ 2 - thứ 7
Thông tin đọc nhiều
 
Sự kiện nổi bật
Trường Giang, Trấn Thành, Minh Hằng, Kiều Minh Tuấn,Yeye Nhật Hạ,... cùng nhiều nghệ sĩ vinh dự nhận cúp vàng 10 năm Ngôi Sao Xanh
Thứ sáu, 12/01/2024 10:14

Đêm gala vinh danh giải thưởng Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 do Kênh Truyền hình TodayTV phối hợp Tạp chí Thế Giới Điện Ảnh tổ chức đã diễn ra thành công, náo nhiệt vào tối ngày 10/01/2024 với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Film Thanapat, Jam Rachata cùng dàn sao Trấn Thành, Việt Hương, Kiều Minh Tuấn, Trương Thế Vinh,... sải bước lộng lẫy tại thảm đỏ Ngôi Sao Xanh 2023
Thứ sáu, 12/01/2024 09:46

Tối ngày 10/01/2024 rộn ràng diễn ra chương trình Gala Lễ trao giải Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng: NSND Kim Xuân, NSƯT - Đạo diễn Lê Hoàng, Trấn Thành, Việt Hương, Trương Thế Vinh, Kiều Minh Tuấn, Diễm My 9X, Jun Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh,... xuất hiện lung linh trên thảm đỏ, chiếm trọn ống kính truyền thông và sự quan tâm của người hâm mộ khắp cả nước.