Từ sông băng ở Bolivia, tới hồ nước ở Cambodia hay sạn san hô Great Barrier, những điểm đến tuyệt diệu này đã trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu hay hoạt động con người.
Sông băng Chacaltaya, Bolivia: Đây từng là nơi có khu trượt tuyết cao nhất thế giới. Ảnh chụp vào năm 1985, khi sông băng đã bắt đầu tan dần. Ngày nay, băng tuyết đã biến mất. |
Nằm cách La Paz khoảng 30 km, Chacaltaya từng là sông băng cao nhất Nam Mỹ. Với đỉnh núi cao 5.300 m (cao hơn trại chân núi Everest), trước đây ngay cả vào mùa hè du khách cũng có thể tới trượt tuyết. |
Sông băng 18.000 năm tuổi (ảnh chụp đầu những năm 2000) thu hẹp chỉ còn 220.000 m2 vào năm 1940, và tan dẫn cho tới khi hoàn toàn biến mất vào năm 2005. |
Hồ Boeung Kak, Campuchia: Boeung Kak từng là vùng đầm lầy đô thị lớn và quan trọng nhất Campuchia. Du khách thường tới đây ngắm hoàng hôn, trong lúc người dân đánh cá kiếm ăn (ảnh chụp năm 2006). |
Tháng 2/2007, tập đoàn Shukaku đã được chính phủ cho phép sử dụng và phát triển khu vực hồ trong 99 năm, với giá 79 triệu USD. Đến năm 2010, tập đoàn này đã lấp 90% hồ bằng cát từ sông Mekong. Bức ảnh chụp năm 2014 cho thấy hồ nước xinh đẹp này chỉ còn như một vũng bùn. |
Cầu Pont Des Arts, Pháp: Paris nổi tiếng là thành phố của sự lãng mạn, nhưng tình yêu đã làm hư hại một trong những cây cầu nổi tiếng nhất nước Pháp. Trong suốt một thập kỷ, các cặp đôi đến Paris thường bày tỏ tình cảm bằng cách treo khóa trên thành cầu. |
Trào lưu này bắt đầu từ năm 2008, và đến năm 2015 đã có khoảng 1 triệu ổ khóa trên cây cầu trên dòng sông Seine. Trọng lượng của chúng lên tới 45 tấn, đè nặng lên cầu. |
Khi cây cầu bị đe dọa, chính quyền Pháp đã can thiệp và dỡ bỏ lan can, thay bằng các tấm kính đặc để không ai có thể treo khóa lên nữa. |
Băng hà trên đỉnh Pico Espejo, Venezuela: Với độ cao 4.875 m, băng hà trên đỉnh Pico Espejo thuộc núi Humboldt, dãy Andes, là nơi trượt tuyết độc đáo, phổ biến vào những năm 1950. Hiện tại, hoạt động này đã chấm dứt do nhiệt độ tăng khiến băng tan chảy. |
Đến năm 1980, du khách chỉ có thể trượt tuyết vào mùa đông. Ngày nay, tuyết hiếm khi rơi tới một ngày ở Pico Espejo, và việc trượt tuyết đã trở thành quá khứ. Trong ảnh, hai người leo núi đang chiêm ngưỡng khung cảnh. |
Những bức họa trong hang Grotte de Lascaux, Pháp: Hang động kỳ ảo này được phát hiện vào năm 1940, với hơn 600 bức họa và 1.500 bức chạm khắc nằm nguyên vẹn dưới lòng đất trong hơn 17.000 năm. Các tác phẩm này có từ đại đồ đá cũ, là di sản của hơn 1.000 thế hệ từ khi tổ tiên chúng ta còn đang sống bằng săn bắn và hái lượm. |
Những bức vẽ trên tường hang động ở Montignac đang bị đe dọa bởi hơi ẩm và mốc khi không khí trong hang động thay đổi. Chính lượng du khách lớn tới đây tham quan đã tạo ra hơi ẩm, nhiệt độ, CO2 và các chất khác, gây nên sự thay đổi này. |
Thành phố đang chìm Venice, Italy: Là một trung tâm của văn hóa và sự lãng mạn, Venice nổi tiếng với các kênh đào và những cây cầu. Tuy nhiên, do quá nhiều tòa nhà được xây trên nền đá vôi hay cọc gỗ, thành phố này đang chìm dần và thường xuyên bị lụt. |
Việc khai thác nước ngầm từ giếng đào cũng làm tăng tỉ lệ chìm của Venice từ 0,4 mm một năm lên 12 mm một năm trong thập niên 1970. Chính quyền đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng thành phố vẫn chìm khoảng 2 mm mỗi năm. Trong ảnh, những người này đang ngồi ở một quán bar tại quảng trưởng St. Mark. |
Các nhà khoa học Italy đã đề nghị sử dụng các nền bơm hơi và tạo ra các rạn đá vôi. Tuy nhiên, lượng mưa tăng cao khiến thành phố phải đối mặt với lũ lụt thường xuyên hơn. Nhiều người lo ngại thành phố sẽ sớm chìm dưới nước. |
Những đường vẽ Nazca, Peru: Có niên đại khoảng 2.500 năm, những hình vẽ độc đáo này nằm ở vị trí biệt lập trong sa mạc Nazca ở miền nam Peru. Tuy nhiên, chúng đang bị đe dọa do cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ du khách tới đây. |
Năm 2009, nước chảy xuống từ đường cao tốc Pan-America gần đó sau mưa lớn đã làm trôi một hình vẽ. Một số bị phá hủy do hoạt động khai thác mỏ. Trong ảnh, đường cao tốc đi xuyên qua những hình vẽ bí ẩn ở Peru. |
theo zing
Thứ hai, 07/10/2024 16:09
6 lượt xem
Thứ hai, 07/10/2024 16:09
2 lượt xem