Những tục lệ kỳ lạ, độc đáo liên quan văn hóa gia đình ở Ấn Độ có thể khiến bạn khó hình dung rằng vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại.
Ấn Độ là vùng đất có những nét văn hóa độc đáo, khác biệt nhưng cũng không ít phong tục kỳ bí mà đôi khi chỉ người dân địa phương mới hiểu được ý nghĩa. Một số phong tục liên quan đến văn hóa gia đình dưới đây có thể khiến bạn ngỡ ngàng khi biết đến.
Thả rơi trẻ con
Để ban phước lành cho trẻ nhưng lại thả trẻ từ độ cao 15 mét? Đây là một trong những phong tục kỳ lạ và có phần đáng sợ tại Ấn Độ được diễn ra vào tháng 12 mỗi năm. Đứa trẻ được rơi từ độ cao 15 mét, bên dưới có một tấm chăn dày để đỡ trẻ nhỏ. Sau đó, dân làng reo hò, chuyền tay nhau đến khi đứa trẻ được trả về lại cha mẹ chúng.
Tảo hôn
Hủ tục tảo hôn vẫn xuất hiện ở một số quốc gia trên thế giới, nhưng ở Ấn Độ, cô dâu có thể chỉ mới… 7 tuổi. Sau lễ cưới, các cô dâu nhí vẫn ở nhà cha mẹ ruột, đến khi trưởng thành mới về nhà chồng. Dù tảo hôn là việc bất hợp pháp nhưng vẫn còn xảy ra đến thời điểm hiện tại, chủ yếu được thực hiện bởi những gia đình nghèo khó. Một bộ phim truyền hình Ấn Độ hơn 2.000 tập đã “phơi bày” và tạo nên tiếng vang lớn về vấn nạn này là “Cô dâu 8 tuổi”.
Hôn nhân sắp đặt với nghi thức "Swayambar"
Ở nhiều vùng tại Ấn Độ, bố mẹ, họ hàng là những người lựa chọn bạn đời cho con cái. Người được chọn dựa trên địa vị xã hội, tôn giáo kể cả bói toán. Một số gia đình hoàng tộc sẽ tổ chức nghi thức“Swayambar”, gồm các trận thi đấu khác nhau. Người thắng cuộc thi sẽ được kết đôi với con gái của họ. Khái niệm hôn nhân sắp đặt vẫn là một phần trong truyền thống văn hóa của nước này.
Của hồi môn “Stree-dhan”
Khi đám cưới, cô dâu sẽ trao gửi đồ trang sức bằng vàng, đất đai hoặc tiền mặt cho gia đình chú rể, được gọi là “Stree-dhan”. Theo truyền thống, điều này cảm ơn họ đã chăm sóc con gái mình và mong đợi con gái có cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, những gia đình quá nghèo không thể thực hiện được điều này, khiến nhiều người không thể kết hôn hoặc cô dâu bị hành hạ, tra tấn.
Đám cưới cho những “Mangal Dosh”
Dựa trên bói toán về linh hồn và ngày tháng năm sinh, những người phụ nữ “Mangal Dosh” là người có số sát phu, có thể gây nguy hiểm tính mạng người chồng. Để giải trừ kiếp nạn, những người phụ nữ này phải làm đám cưới với một cái cây hoặc loài vật nào đó trước khi lấy chồng. Nghi thức này cũng áp dụng cho những người có ngoại hình khác thường (có răng lúc mới sinh, sứt môi) để trừ tà ma.
Dịch vụ mang thai hộ
Ấn Độ được mệnh danh như một “trung tâm đẻ mướn” của thế giới, thậm chí dịch vụ mang thai hộ còn mang về số tiền không nhỏ. Mặc dù đẻ mướn có thể là cơ hội thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ nhưng những nỗi đau về thể xác và tinh thần vẫn còn mãi.
Vấn nạn này cũng đã được nhiều nhà làm phim Ấn Độ đưa lên màn ảnh nhỏ và nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả, trong đó phải kể đến bộ phim “Đẻ mướn”. Nội dung phim cũng là câu chuyên có thật về cô gái trẻ chấp nhận để mang thai hộ cho đôi vợ chồng, đổi lại, cô được một số tiền đủ để sang Mỹ định cư. Nhưng không ngờ rằng, cô lại nảy sinh tình cảm với người đàn ông mà mình đang mang thai hộ và xảy ra cuộc tình tay ba đầy rối rắm. Vậy họ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
Cùng đón xem những góc khuất của vấn nạn mang thai hộ trong bộ phim “Đẻ mướn” được phát sóng lúc 21h00, từ 6.8.2020 trên TodayTV nhé