



Một số quốc gia có quy định nghiêm ngặt về đồng phục, độ dài của váy cũng khác nhau.
Nhật Bản
![]() |
Đồng phụ nữ sinh Nhật Bản, được gọi là seifuku, nổi tiếng khắp thế giới nhờ các nhân vật anime hay manga. Seifuku thường gồm áo sơ mi trắng phong cách thủy thủy và váy xếp ly. Chiều dài của váy tỷ lệ nghịch với độ tuổi, cấp học của nữ sinh. Giày thường là giày da đen, tất cao tới gối, màu trắng. Có một loại "keo" đặc biệt được dùng để giữ cho tất không bị tuột.
Anh
![]() |
Đồng phục học sinh được thực hiện rất nghiêm ngặt ở Anh Quốc. Đầu tiên, màu đồng phục là xanh lá, được xem là một trong những yếu tố dạy trẻ biết sắp xếp cuộc sống, luôn bình tĩnh. Hơn nữa, đó cũng là loại vải có giá thành rẻ nhất.
Hiện, các trường đều có thiết kế đồng phục riêng. Một số trường có quy định nghiêm khắc, không cho phép học sinh mặc quần soóc trong mùa hè. Tuy nhiên, ở một số trường, nam sinh lại mặc váy. Số khác có đồng phục unisex cho cả hai giới.
Australia
![]() |
Hệ thống giáo dục của Australia có "vay mượn" nhiều thứ từ Anh. Đồng phục cũng nằm trong số đó. Chỉ có màu sắc nhẹ hơn và quy định cởi mở hơn. Nhiều trường có thêm quy định đội mũ vì thời tiết nóng nực.
Cuba
![]() |
Có vài kiểu đồng phục đặc trưng ở Cuba: áo sơ mi trắng với váy vàng, áo xanh với váy xanh đậm màu hơn, áo trắng với váy đỏ hoặc quần soóc. Khăn quàng có màu xanh hoặc đỏ đặc trưng.
Indonesia
![]() |
Ở Indonesia, màu đồng phục học sinh khác nhau phụ thuộc vào cấp học. Thường là áo trắng, nhưng màu quần, váy có thể là đỏ, xanh đậm hoặc ghi. Sau lễ tốt nghiệp, học sinh thường dùng màu vẽ lên áo để "ăn mừng" cho sự tự do của mình.
Trung Quốc
![]() |
Học sinh Trung Quốc có vài bộ đồng phục để sử dụng cho những dịp khác nhau: kỳ nghỉ lễ, ngày học bình thường, mùa đông và mùa hè. Đồng phục mỗi ngày cho các nữ sinh và nam sinh trông khá giống trang phục thể thao.
Hàn Quốc
![]() |
Ở Hàn Quốc, giờ học kéo dài từ sáng tới tối. Do đó, nhiều học sinh coi trường học là nơi họ dành nhiều thời gian trong cuộc đời mình. Váy được điều chỉnh ở từng trường, nhưng đồng phục phổ biến là váy ngắn xếp ly, áo vest.
Ghana
![]() |
Mọi học sinh ở Ghana được yêu cầu mặc đồng phục, tuy nhiên thu nhập của quốc gia này vẫn thấp, nên mua đồng phục lại là một trong những rào cản khiến trẻ em không thể đến trường. Năm 2010, chính phủ buộc phải đưa ra chương trình phát đồng phục miễn phí ở một số vùng miền.
Syria
![]() |
Đồng phục học sinh ở Syria được thay đổi sang màu sắc tươi sáng hơn từ rất lâu trước khi cuộc xung đột quân sự diễn ra. Nó biểu tượng cho mong ước hòa bình ở Trung Đông.
Bhutan
![]() |
Bhutan sử dụng trang phục truyền thống làm đồng phục học sinh. Trang phục của nữ sinh được gọi là kira, của con trai gọi là gho. Học sinh có thể để sách vở ngay trong bộ đồng phục của mình. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, ba lô và túi xách được sử dụng nhiều hơn.
Sri Lanka
![]() |
Ở quốc gia này, học sinh mặc đồng phục áo trắng, nữ sinh có thêm cà vạt, nam sinh mặc quần soóc xanh. Vào các dịp đặc biệt, nam sinh mặc quần trắng đồng màu với nữ sinh.
Nga
![]() |
Đồng phục học sinh ở Nga bị hủy bỏ trong những năm 1990, nhưng từ 2013, các trường tự lập về quy định đồng phục. Nhiều trường yêu cầu áo trắng và váy tối màu.
Triều Tiên
![]() |
Đồng phục ở Triều Tiên được quy định rất nghiêm khắc. Nữ sinh mặc váy, nam sinh có áo sơ mi và quần dài. Phần gây tò mò nhất là chiếc khăn quàng đỏ - biểu tượng cho Đảng chính trị ở quốc gia này.
Ấn Độ
![]() |
Đồng phục tại Ấn Độ khác biệt ở chiếc quần mà các nữ sinh chọn mặc kèm váy và áo sơ mi.
theo ione































































