- Mới đây, trong cuộc họp giữa đại diện Bộ VH-TT&DL, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục bản quyền tác giả và các đơn vị liên quan; đại diện Bộ VH-TT&DL đã cho biết, 2 ca khúc ‘Chắc ai đó sẽ về’ và ‘Because I mis you’ có sự giống nhau nhất định nhưng không thể khẳng định là đạo vì luật chưa rõ ràng, ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Đây là phương thức nhẹ hóa đi sự việc. Tôi chưa hài lòng lắm với ý kiến này vì chưa nghiêm khắc đến mức cần thiết.
Thôi thì trong lúc còn nhiều ý kiến khác nhau, trong giới nhạc sỹ cũng có nhiều người bênh vực ca khúc này không phải đạo nhạc, nên việc đấu tranh muốn thực sự nghiêm khắc không phải dễ. Sự dung hòa đó cũng gọi là tạm hài lòng.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương. |
- Nhưng ý kiến này trái ngược với kết luận Sơn Tùng đạo nhạc của Hội đồng thẩm định trước đó, mà ông là thành viên ?
- Cũng không hẳn là kết luận ngược lại, mà tất cả đều đồng ý quan điểm không làm căng thẳng quá sự việc, làm sao để ngăn chặn tình trạng đạo nhạc một cách nhẹ nhàng.
- Vậy ông nghĩ gì về việc công ty quản lý của ca sỹ Jung Young Hwa – người sáng tác ca khúc ‘Because I miss you’ đã gửi văn bản tới cục NTBD, cho rằng Sơn Tùng không đạo nhạc?
- Phía Hàn Quốc có công nhận là hai ca khúc có điểm giống nhau nhưng không kết luận đạo nhạc được. Vì đạo nhạc là khái niệm uyển chuyển, không có định nghĩa nào trên thế giới nói giống bao nhiêu % là đạo nhạc. Chỉ có thể phân tích sự cố ý bắt chước là đạo nhạc, ngẫu nhiên thì không gọi là đạo.
Sự tương đồng giữa hai ca khúc của Sơn Tùng và Jung Yong Hwa khiến cộng đồng mạng dậy sóng những ngày qua. |
Chuyện này tranh cãi quá nhiều rồi, nên tổng hòa tất cả ý kiến mọi người đi đến thống nhất, phải cảm ơn tác phẩm gốc đã tạo cảm hứng để sáng tác bài Chắc ai đó sẽ về.
- Ông có thấy, chỉ vì một ca khúc mà cả hệ thống các cơ quan ban ngành chức năng liên quan vào cuộc, cuối cùng vẫn loay hoay chưa đưa ra được kết luận cuối cùng?
- Đúng vậy, chúng ta đang chịu tác động từ nhiều phía, với nhiều quan điểm khác nhau.
- Có nghĩa, chúng ta không thể tìm ra một quy chuẩn chung, rằng thế nào là đạo nhạc?
- Quả thật chúng ta chưa có quy chuẩn chung cho việc này. Nhưng thực ra ở trường hợp này là đạo nhạc, bởi chính tác giả công nhận đã lấy phần beat, mà phần beat thì coi như phần nền của ca khúc.
Phần beat cần có người làm, tức có tác giả, mà đã có tác giả thì phải có quyền tác giả, không thể nói là không đạo được.
Theo VTC