Tiếp xúc với ánh đèn mạnh ban đêm làm tăng nguy cơ béo phì do phá vỡ đồng hồ sinh học
Nghiên cứu đã theo dõi những phụ nữ này trong 40 năm nhằm xác định nguyên nhân gốc tễ của ung thư vú. Béo phì được biết là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
GS. Anthony Swerdlow, Viện Nghiên cứu Ung thư ở London, Anh, cho biết: “Chuyển hóa bị ảnh hưởng bởi nhịp sinh học trong cơ thể liên quan đến ngủ, thức và tiếp xúc với ánh sáng. Mối liên quan giữa tiếp xúc với ánh đèn đêm và bệnh béo phì trong nghiên cứu này là rất đáng chú ý”.
“Hiện còn chưa rõ nguyên nhân của mối liên quan này nhưng nó phù hợp với nghiên cứu trước đây về tiếp xúc với ánh sáng và chuyển hóa, và cần được nghiên cứu thêm”.
Những phát hiện này bổ sung cho kết quả từ những nghiên cứu trên động vật về cơ chế kết nối giữa tiếp xúc với ánh sáng, nhịp sinh học và chuyển hóa. Còn quá sớm để cho rằng ngủ trong bóng tối sẽ giúp phòng ngừa bệnh béo phì, một yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, nhưng mối liên quan này chắc chắn là rất đáng xem xét.
Nghiên cứu trước đây cũng đã rút ra kết luận tương tự. Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Bang Ohio, Mỹ đã tìm hiểu về cơ chế tác động của ánh đèn đêm đến cân nặng, mỡ cơ thể và dụng nạp glucose (nguyên nhân gây bệnh tiểu đường) trên chuột. Họ thấy rằng tiếp xúc thường xuyên với ánh đèn đêm, dù yếu, cũng làm tăng cả 3 tình trạng này.
Một báo cáo khác từ Hội Y học Mỹ đã phát hiện tác động làm gián đoạn nhịp sinh học của ánh đèn đêm có thể góp phần gây “béo phì, tiểu đường, trầm cảm, các rối loạn khí sắc và những trục trặc về sinh sản”.
Theo dantri