Cứ mỗi 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, mọi gia đình đều làm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo quay lại thiên đình.
Tuy nhiên, nếu 23 ông Táo về trời, thì ông quay lại vào ngày nào? Nếu bạn có cùng thắc mắc, mẩu truyện tranh vui dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều này.
Ông Công – Ông Táo giống hay khác nhau
Theo sự tích ba ông đầu rau trong kho tàng cổ tích Việt Nam thì ông Công - tức ông Thổ Công - là một trong tam thần cai quản bếp. Cụ thể:
Chồng mới Phan LangThổ Công (Ông quan cai quản đất), trông nom việc trong bếp.
Chồng cũ Trọng Cao là Thổ Địa (Người cai quản về đất đai), trông nom việc trong nhà.
Vợ Thị Nhi là Thổ Kỳ (Thần đất), trông nom việc chợ búa.
Tuy nhiên điều này không hợp lý. Tuy rằng ngày 23 người ta thường tiễn chung cả ông Công và ông Táo, nhưng đúng phong tục người ta cúng ông Táo dưới bếp, còn Thổ Công được thờ ở ban thờ chính. Do đó, hai "ông" này phải khác nhau.
Ngoài ra, nếu coi Thổ Công chỉ là 1 trong 3 vị Táo thì chúng ta không thể giải thích được việc phải cúng Thổ Công trước khi đào đất để xây nhà ở những chỗ không có người ở. Sau khi xây nhà, xây bếp thì mới có Thổ Địa. Do đó, có lẽ câu chuyện hợp lý nhất là ông Công và ông Táo là các thần hoàn toàn riêng biệt.
Theo ttvn.vn