Khi đứng trên Trái Đất, bạn sẽ thấy mình trở nên nhỏ nhoi đến độ gần như không tồn tại. Với con người chúng ta, Hành tinh xanh quá bao la, rộng lớn.
Tuy nhiên, nếu xét trên một hệ quy chiếu khác như không gian ngoài vũ trụ thì liệu Trái Đất có khổng lồ như những gì chúng ta tưởng tượng. Những bức ảnh không gian dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn trực quan nhất về mối tương quan của Trái Đất trong vũ trụ.
Trong bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào năm 2013, những gì chúng ta thấy về Trái Đất chỉ là một chấm sáng nhỏ xíu, giống như chúng ta đứng cách xa nó đến 898 ngàn dặm.
Bắc Mỹ chỉ là một đóm nhỏ nếu so sánh với sao Mộc và một cơn bão trên ngôi sao này hoàn toàn có thể nuốt trọn một lục địa trên Trái Đất.
Từ vành đai của sao Thổ nhìn về phía Trái Đất.
Phải xếp 6 Trái Đất liên tiếp nhau mới bằng chiều rộng của cạnh vành đai sao Thổ.
Sao Hỏa có thể trở thành ngôi nhà thứ hai cho nhân loại nhưng nó chỉ có kích thước hơn một nửa Trái Đất. Nếu lấy Bắc Mỹ đặt vào sao Hỏa thì nó sẽ chiếm nửa bán cầu của ngôi sao này.
Olympus Mons là ngọn núi lửa cao nhất trên sao Hỏa. Nếu đặt ngọn núi này trên Trái Đất, nó sẽ tương đương với bang Arizona.
Mặt trăng của sao Mộc nhỏ hơn Trái Đất 4 lần nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng lượng nước trên đây nhiều hơn tất cả các đại dương trên Trái Đất kết hợp lại.
Mặt trời có thể chứa đến 1,3 triệu Trái Đất bên trong nó.
Nhìn phía nam của trung tâm thiên hà của chúng ta và bạn sẽ thấy một điểm nhỏ có tên "Mặt trời". Đó là nơi Mặt trời của chúng ta đang "sinh sống" giữa 100 tỷ ngôi sao khác trong thiên hà của chúng ta.
Chấm đỏ là nơi thiên hà chúng ta đang sống, nó nằm trong siêu thiên hà Laniakea (có nghĩa là thiên đường vô hạn).
theo genk