Press Esc to close

Thông tinNghệ thuật
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ

Bạn có biết, các nhà khoa học vẫn đang gắng hết sức để tìm ra một Trái đất thứ hai cho sự sống nhân loại trong tương lai?

Nhân loại ngày nay phải đối mặt với rất nhiều vấn đề toàn cầu: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu… Cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn, tới mức một số nhà khoa học cho rằng chỉ vài trăm năm nữa, không một sự sống nào có thể tồn tại trên Trái đất được nữa. 
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 1
 
Ngay cả bộ phim bom tấn mới nhất của Christopher Nolan - Interstellar cũng đã đề cập tới câu chuyện trên. Phải chăng, một ngày nào đó, cả nhân loại sẽ phải rời bỏ một hành tinh chết để đi tìm một bến đỗ mới?
 
Đối với giới nghiên cứu vật lý thiên văn hay các fan của khoa học viễn tưởng, ý tưởng khám phá các hành tinh trong vũ trụ là vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên điều này liệu có thực tế hay không? Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, liệu con người có thể thực hiện điều này, hay sẽ tìm ra một biện pháp thích hợp hơn?
 
Từ việc đi tìm phương pháp đuổi kịp ánh sáng...
 
Vận tốc nhanh nhất mà con người biết tới hiện nay là tốc độ ánh sáng, rơi vào khoảng 300.000 km/s. Giới khoa học gọi đó là giới hạn của tất cả những loại tốc độ tương đối. 
 
Nói cách khác, nếu ánh sáng mất một năm để đi từ điểm A tới điểm B, thì thời gian con người đi từ A tới B không thể nhanh hơn dù có sử dụng mọi phương tiện.
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 2
 
Sự thật là vũ trụ của chúng ta vô cùng rộng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, từ Trái đất, ánh sáng cần khoảng 8 phút để tới Mặt trời, 3 năm để tìm đến ngôi sao gần nhất và 27.000 năm để đến trung tâm dải Ngân hà. Và để tới được một thiên hà khác, thời gian sẽ là 2 triệu năm.
 
Vậy nên, để tìm được một Trái đất thứ hai sớm, con người phải vượt được tốc độ ánh sáng hàng trăm, hàng ngàn lần. Đó là lý do mà những lý thuyết về chiều không gian thứ tư, lỗ hổng thời gian ra đời. 
 
Theo đó, khi vượt tốc độ ánh sáng là điều không tưởng, con người cần những lỗ hổng ngoài vũ trụ, những con đường tắt giúp chúng ta du hành vũ trụ trong tích tắc. Song đây cũng chỉ là những giả thuyết viễn tưởng. 

Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 3
 
Các nhà vật lý thiên văn cho hay, ý tưởng trên chỉ được hiện thực hóa nếu con người tìm được một loại vật chất đặc biệt mà chính họ cũng không biết chúng ra sao.
 
Trên thực tế, tất cả những hệ thống động cơ của các tàu vũ trụ hiện nay và trong tương lai gần đều được thiết kế dựa trên định luật Newton. Thế nhưng, kể cả hệ thống động cơ tốt nhất hiện nay sử dụng tất cả vật chất có thể trong vũ trụ này cũng không thể đẩy một con người đạt tới nửa tốc độ ánh sáng, thậm chí để đạt được 0,01% tốc độ ánh sáng cũng đã cực kỳ tốn kém rồi. 
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 4
 
Một vài mẫu động cơ đẩy mới như động cơ nhiệt đã và đang tạo ra những tín hiệu khả quan, nhưng trong tương lai gần, khoa học kỹ thuật cũng chỉ có thể giúp chúng ta đạt tới vài % của tốc độ ánh sáng mà thôi!
 
... tới đi tìm ngôi nhà thích hợp trong vũ trụ
 
Các nhà sinh học vũ trụ cho rằng, vũ trụ của chúng ta hiện tại không thiếu những hành tinh có sự sống: tỉ lệ dao động từ 1/10.000 ngôi sao tới 1/10 ngôi sao. 
 
Tuy vậy, với khoảng cách xa xôi giữa các ngôi sao và tốc độ di chuyển của tàu vũ trụ còn thấp, những chuyến du hành khám phá sẽ mất từ hàng trăm tới hàng ngàn năm.
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 5
 
Tuy nhiên, trước khi quyết định lên tàu và bay vào vũ trụ, chúng ta cần cân nhắc xem thế nào là "hành tinh có sự sống". Một nhà sinh học vũ trụ cho rằng, hành tinh có sự sống nghĩa là hành tinh đó có nước ngọt và quay quanh một ngôi sao tương tự Mặt trời. 
 
Thế nhưng, cơ hội để con người tồn tại trên một thế giới chỉ có hai yếu tố nước và ánh sáng Mặt trời là rất thấp. Bầu không khí và hệ sinh thái của Trái đất chính là cơ sở để các sinh vật tiến hóa, và điều này rất khó có thể xảy ra ở những hành tinh khác.
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 6
 
Cho dù Trái đất của chúng ta đang gánh chịu rất nhiều vấn đề, nhưng có lẽ đây vẫn là nơi thích hợp nhất để con người tồn tại, hơn bất kỳ hành tinh nào chúng ta có thể khám phá ra trong dải Ngân hà. 
 
Những chuyên gia khí hậu cảnh báo, nếu mức độ CO2 trong bầu khí quyển Trái đất tiếp tục tăng, Trái đất sẽ bị phá hủy. Vì thế, rất khó để hy vọng một hành tinh khác với hệ sinh thái của riêng mình sẽ phù hợp với con người.
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 7
 
Hơn nữa, khi đặt chân tới một hành tinh mới, con người cần phải thực hiện quá trình địa khai hóa, nghĩa là cải tạo hành tinh mới thành một nơi phù hợp để con người có thể sinh sống, có nghĩa là cải tạo cả bầu khí quyển và sinh quyển của hành tinh đó, đồng thời xóa sổ hệ sinh thái sẵn có. Quá trình này chắc chắn sẽ khó hơn rất nhiều so với việc bảo vệ và phục hồi môi trường sống trên Trái đất.
 
Vậy cuộc sống trên tàu vũ trụ sẽ như thế nào?
 
Một câu hỏi được đặt ra rằng, tại sao con người phải tới và chiếm một hành tinh khác? Việc di chuyển tới một hành tinh mới sẽ tốn hàng trăm năm, vì vậy các nhà du hành sẽ phải sống trên tàu vũ trụ của mình trong từng đó năm trên vũ trụ. 
 
Liệu họ có cần hẳn một hành tinh để cung cấp những nhu cầu của mình bởi trong những năm trên tàu, họ đã có thể tự cung tự cấp cho cuộc sống của mình rồi?
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 8
 
Tuy nhiên, từ quan điểm kinh tế, đây là một biện pháp sử dụng tài nguyên hợp lý hơn là cải tạo cả một hành tinh. Những nhà nghiên cứu được NASA tài trợ đã xây dựng một dự án chi tiết về những môi trường sống cho hàng trăm tới hàng ngàn người, chỉ dựa vào những nguyên liệu có thể khai thác trực tiếp trên một tiểu hành tinh ở gần đó. 
 
Hệ Mặt trời của chúng ta có hàng triệu những tiểu hành tinh như vậy và chúng có thể “lưu giữ” được số dân gấp nhiều lần dân số Trái đất với điều kiện sống không hề thua kém. 
 
Hành trình tìm kiếm Trái đất thứ hai ngoài vũ trụ 9
 
Dự án này chắc chắn sẽ giảm thiểu chi phí đáng kể, bởi chúng ta không cần phải đưa hàng triệu tấn vật liệu xây dựng lên vũ trụ, hay phát triển một loại công nghệ để cải tạo sao Hỏa. 
 
Nguồn: Discovery Magazine, Livescience
 

Theo

An Nguyễn / Trí Thức Trẻ
Bản in 
 
Các thông tin khác
First :: Prev :: [1] [2] [3] [4] [5] [...] :: Next :: Last
Chương trình mới
20h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
21h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7
19h từ Thứ 2 đến Thứ 7
22:00 từ thứ 2 - thứ 7
Thông tin đọc nhiều
 
Sự kiện nổi bật
Trường Giang, Trấn Thành, Minh Hằng, Kiều Minh Tuấn,Yeye Nhật Hạ,... cùng nhiều nghệ sĩ vinh dự nhận cúp vàng 10 năm Ngôi Sao Xanh
Thứ sáu, 12/01/2024 10:14

Đêm gala vinh danh giải thưởng Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 do Kênh Truyền hình TodayTV phối hợp Tạp chí Thế Giới Điện Ảnh tổ chức đã diễn ra thành công, náo nhiệt vào tối ngày 10/01/2024 với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Film Thanapat, Jam Rachata cùng dàn sao Trấn Thành, Việt Hương, Kiều Minh Tuấn, Trương Thế Vinh,... sải bước lộng lẫy tại thảm đỏ Ngôi Sao Xanh 2023
Thứ sáu, 12/01/2024 09:46

Tối ngày 10/01/2024 rộn ràng diễn ra chương trình Gala Lễ trao giải Ngôi Sao Xanh lần thứ 10 với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng: NSND Kim Xuân, NSƯT - Đạo diễn Lê Hoàng, Trấn Thành, Việt Hương, Trương Thế Vinh, Kiều Minh Tuấn, Diễm My 9X, Jun Vũ, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh,... xuất hiện lung linh trên thảm đỏ, chiếm trọn ống kính truyền thông và sự quan tâm của người hâm mộ khắp cả nước.