Trong tuần cuối cùng của tháng 10, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh, trưng bày bộ sưu tập ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã.
|
Bức ảnh đàn sư tử nằm nghỉ đã vượt qua hơn 42.000 tác phẩm đến từ 96 quốc gia để mang lại cho Micheal ‘Nick’ Nichols, Mỹ, danh hiệu Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã của năm. Trong ảnh, những con sư tử bố mẹ cùng các sư tử con đang nghỉ ngơi trong Vườn Quốc gia Serengeti ở Tanzania. Nichols sử dụng máy ảnh hồng ngoại nhằm “biến đổi ánh sáng, đưa khoảnh khắc trở về thời nguyên thủy và thần thánh”. |
|
Carlos Perez Naval, 8 tuổi, giành giải Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã trẻ nhất của năm với bức ảnh chú bọ cạp phơi nắng tại một thị trấn ở Tây Ban Nha. Bức ảnh có tên “Tắm nắng lúc hoàng hôn”. |
|
Will Jenkins chụp lại bức ảnh “Rồng xanh” trong một chuyến nghỉ mát cùng gia đình ở Costa Rica. Nhiếp ảnh gia lựa chọn góc rộng để làm nổi bật hình ảnh con kỳ nhông và tạo điểm nhấn ở mắt nó. |
|
Anton Lilja ghi lại cảnh tượng những chú ếch đang giao phối trong một hồ nước ở tỉnh Västerbotten, Thụy Điển, trong bức ảnh “Vòng tay rộng lớn’. Tác giả đặt ống kính ngang mực nước. Nhờ đó, cậu chuyển tải được sự kỳ diệu của ánh sáng và hình ảnh những trứng ếch dưới làn nước vào tác phẩm. |
|
Edwin Sahlin chụp ảnh con chim giẻ cùi Siberia đang tìm những miếng pho mát và xúc xích sau bữa trưa trong chuyến trượt tuyết ở miền bắc Thụy Điển. Nhiếp ảnh gia đào một cái hộ rồi leo xuống đó. Anh rải các mẩu thức ăn quanh miệng hố và chờ đợi. Nhờ đó, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã khắc họa màu gỉ sắt của thân dưới con chim một cách trọn vẹn. |
|
Trong chuyến đi tới Ecuador, Jan van der Greef chú ý đến những con chim ruồi, loài chim có mỏ dài hơn cơ thể, trừ đuôi. ỏ dài giMúp chúng lấy mật từ những bông hoa hình ống dài. Greef bắt gặp một chú chim thường kiếm ăn ở những đóa hoa loa kèn màu đỏ gần nhà trọ của anh. Nó đập cánh với tần suất 60 lần/s và sử dụng cái mỏ siêu dài để xua đuổi kẻ thù. Tác giả chọn chế độ chụp liên tục để ghi lại khoảng khắc đầy màu sắc. |
|
Thông thường, các nhiếp ảnh gia thường bắt các động vật phù du rồi chụp chúng. Tuy nhiên, Fabien Michenet lại hứng thú với vẻ đẹp từ hoạt động sống của những con vật bé nhỏ. Vào ban đêm, Michenet lặn xuống độ sâu 20 mét ngoài khơi bờ biển Tahiti và ghi lại hình ảnh con mực có chiều dài 3 cm. Các tế bào sắc tố chấm bi bao quanh cơ thể trong suốt của nó, cơ quan phát quang sinh học nằm bên dưới cặp mắt. Vì mực là loài nhạy cảm với ánh sáng, nhiếp ảnh gia phải lặng lẽ di chuyển cùng nó, tắt flash và sử dụng chế độ lấy nét tự động để ghi lại hình ảnh chú mực nhỏ trước khi nó biến mất. |
|
Ngay sau khi núi lửa Puyehue-Cordón Caulle bắt đầu phun trào, Francisco Negroni đã tới Vườn Quốc gia Puyehue ở miền nam Chile nhằm ghi lại khoảnh khắc trình diễn ánh sáng ngoạn mục. Nhưng cảnh tượng ông chứng kiến giống như sự kiện tận thế. Caulle thấy những tia chớp rạch ngang bầu trời, ánh sáng từ dòng dung nham nóng chảy và ống khói cuồn cuộn bốc lên. Sét núi lửa là một hiện tượng hiếm ngắn ngủi, hiếm hoi, hình thành bởi tình điện từ sự va chạm giữa các mảnh đá vỡ, tro bụi và hơi nước bốc lên từ miệng núi lửa. Bức ảnh “Ngày tận thế” giành giải ảnh đẹp nhất về môi trường. |
|
Luật pháp Tunisia nghiêm cấm việc săn bắt và giết hại các loài cáo hoang dã. Tuy nhiên, tình hình thực tế không khả quan. Nhiếp ảnh gia Bruno D'Amicis tham gia vào dự án dài hạn điều tra về những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở sa mạc Sahara. Ông phát hiện nhiều vụ săn bắt động vật hoang dã phục vụ cho mục đích thương mại và y học. D'Amicis ghi lại hình ảnh Fennec, con cáo 3 tháng tuổi, trong bức ảnh “Cái giá họ phải trả”. Ông nói bức ảnh sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và khách du lịch.
|
|
Con cá mập trắng đã chiến đấu kich liệt để thoát khỏi chiếc móc trước khi nghẹt thở. Rodrigo Friscione Wyssmann chụp lại cảnh tượng khủng khiếp ở ngoài khơi vịnh Magdalena, bang Baja California, Mexico. “Tôi rất sốc. Cá mập trắng là loài động vật tuyệt vời, duyên dáng và thông minh. Cảnh tượng ấy thật đáng buồn. Vì thế, tôi chuyển hình ảnh sang màu đen trắng”, nhiếp ảnh gia cho biết. |
Nguyễn Sương
Ảnh: Telegraph
theo zing